Những chỉ dấu nguy hiểm
Kết thúc quý I, hầu hết báo cáo đánh giá, phân tích của các tổ chức đều có chung nhận định: thị trường BĐS Việt Nam đang xuất hiện những chỉ dấu bất thường. Đó là hiện tượng giá BĐS vẫn liên tục tăng bất chấp đại dịch Covid -19; nguồn cung thiếu hụt, không đáp ứng được nhu cầu của thị trường; các dòng tiền nhàn rỗi tìm nơi trú ẩn an toàn, trong khi thị trường vẫn quá kỳ vọng vào gói kích cầu (nằm trong gói hỗ trợ kinh tế của Chính phủ); giá tăng nhưng thanh khoản không tương xứng. Những yếu tố này cộng hưởng khiến nhiều nơi đã bắt đầu xuất hiện tình trạng “bong bóng” cục bộ.
Theo báo cáo thị trường Hội Môi giới BĐS Việt Nam (VARS) công bố mới đây, trong 4 tháng đầu năm nhiều tỉnh, thành cả nước ghi nhận tình trạng sốt đất cục bộ, đặc biệt sốt ảo diễn ra tại một số địa phương có thông tin quy hoạch hạ tầng như sân bay, khu công nghiệp, cầu đường. Nhiều địa phương như Hà Tĩnh, Bình Phước, Gia Lai, TPHCM, Hà Nội và các tỉnh lân cận diễn ra sốt giá BĐS dồn dập. Đất nền nhiều huyện nông thôn tăng giá gấp 2-3 lần so với cùng kỳ, có nơi tăng 30-50% chỉ trong 1 quý.
Cụ thể, giá chào bán các dự án mới tại TPHCM ghi nhận có trường hợp tăng 30-40% so với mặt bằng giá cũ. Trên các sàn địa ốc trực tuyến, giá đất miền Bắc gồm Hải Phòng, Bắc Giang, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Hà Nội tăng 20-35%. Giá đất miền Trung thuộc các tỉnh Bình Thuận, Khánh Hòa, Thanh Hóa tăng 13-40%, và ở miền Nam ghi nhận giá đất tại Long An, Bình Phước, Bình Dương tăng 13-27%.
Đáng chú ý, giá BĐS leo thang và lập mặt bằng giá mới ở nhiều nơi, song lượng giao dịch rất ít, thanh khoản xuống thấp, đã làm xuất hiện “bong bóng” cục bộ về giá.
Trong khi đó, báo cáo thị trường của Savills Việt Nam đưa ra những con số cụ thể hơn về việc khan hiếm nguồn cung: Tính hết quý I phân khúc căn hộ thị trường Hà Nội không có dự án nào được hoàn thành để chào bán, trong khi phân khúc biệt thự chỉ có 2 dự án mới với hơn 1.500 căn hộ được bán ra. “Đói” nguồn cung khiến giá bán phân khúc liền kề, biệt thự, shophouse ghi nhận mức cao kỷ lục 569 triệu đồng/m2.
Còn tại TPHCM, kết thúc quý I, thị trường ghi nhận duy nhất 1 dự án hiện hữu mở bán giai đoạn tiếp theo với 884 sản phẩm (tương ứng nguồn cung mới theo quý thấp nhất kể từ năm 2013). Như vậy, đây là lần đầu tiên sau hơn 10 năm (kể từ khủng hoảng BĐS năm 2011), những thị trường lớn như Hà Nội, TPHCM cùng lúc xuất hiện tình trạng “đói cung” trầm trọng, giá tăng cao. Đây là chỉ dấu cho thấy sự bất ổn của thị trường BĐS.
Đánh giá về thị trường BĐS hiện nay, TS. Lê Xuân Nghĩa, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Phát triển kinh doanh, cho biết căn cứ theo tiêu chí đánh giá bong bóng BĐS của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), cứ 37 năm thu nhập bình quân của 1 người bình thường mới mua nổi 1 căn nhà là báo động của “bong bóng” thị trường. Việt Nam trước đây mới tính có 35 năm, nhưng nay đang xấp xỉ 37 năm. Quỹ đất ngày càng khó khăn, tín dụng trái phiếu cũng tương tự, nên nguồn cung hạn hẹp trong khi cầu tiếp tục tăng, rất có khả năng thị trường BĐS sẽ xuất hiện “bong bóng” vào năm 2023, nếu Chính phủ không có những chính sách kịp thời để điều chỉnh.
Những chỉ dấu nguy hiểm
Kết thúc quý I, hầu hết báo cáo đánh giá, phân tích của các tổ chức đều có chung nhận định: thị trường BĐS Việt Nam đang xuất hiện những chỉ dấu bất thường. Đó là hiện tượng giá BĐS vẫn liên tục tăng bất chấp đại dịch Covid -19; nguồn cung thiếu hụt, không đáp ứng được nhu cầu của thị trường; các dòng tiền nhàn rỗi tìm nơi trú ẩn an toàn, trong khi thị trường vẫn quá kỳ vọng vào gói kích cầu (nằm trong gói hỗ trợ kinh tế của Chính phủ); giá tăng nhưng thanh khoản không tương xứng. Những yếu tố này cộng hưởng khiến nhiều nơi đã bắt đầu xuất hiện tình trạng “bong bóng” cục bộ.
Theo báo cáo thị trường Hội Môi giới BĐS Việt Nam (VARS) công bố mới đây, trong 4 tháng đầu năm nhiều tỉnh, thành cả nước ghi nhận tình trạng sốt đất cục bộ, đặc biệt sốt ảo diễn ra tại một số địa phương có thông tin quy hoạch hạ tầng như sân bay, khu công nghiệp, cầu đường. Nhiều địa phương như Hà Tĩnh, Bình Phước, Gia Lai, TPHCM, Hà Nội và các tỉnh lân cận diễn ra sốt giá BĐS dồn dập. Đất nền nhiều huyện nông thôn tăng giá gấp 2-3 lần so với cùng kỳ, có nơi tăng 30-50% chỉ trong 1 quý.
Cụ thể, giá chào bán các dự án mới tại TPHCM ghi nhận có trường hợp tăng 30-40% so với mặt bằng giá cũ. Trên các sàn địa ốc trực tuyến, giá đất miền Bắc gồm Hải Phòng, Bắc Giang, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Hà Nội tăng 20-35%. Giá đất miền Trung thuộc các tỉnh Bình Thuận, Khánh Hòa, Thanh Hóa tăng 13-40%, và ở miền Nam ghi nhận giá đất tại Long An, Bình Phước, Bình Dương tăng 13-27%.
Đáng chú ý, giá BĐS leo thang và lập mặt bằng giá mới ở nhiều nơi, song lượng giao dịch rất ít, thanh khoản xuống thấp, đã làm xuất hiện “bong bóng” cục bộ về giá.
Trong khi đó, báo cáo thị trường của Savills Việt Nam đưa ra những con số cụ thể hơn về việc khan hiếm nguồn cung: Tính hết quý I phân khúc căn hộ thị trường Hà Nội không có dự án nào được hoàn thành để chào bán, trong khi phân khúc biệt thự chỉ có 2 dự án mới với hơn 1.500 căn hộ được bán ra. “Đói” nguồn cung khiến giá bán phân khúc liền kề, biệt thự, shophouse ghi nhận mức cao kỷ lục 569 triệu đồng/m2.
Còn tại TPHCM, kết thúc quý I, thị trường ghi nhận duy nhất 1 dự án hiện hữu mở bán giai đoạn tiếp theo với 884 sản phẩm (tương ứng nguồn cung mới theo quý thấp nhất kể từ năm 2013). Như vậy, đây là lần đầu tiên sau hơn 10 năm (kể từ khủng hoảng BĐS năm 2011), những thị trường lớn như Hà Nội, TPHCM cùng lúc xuất hiện tình trạng “đói cung” trầm trọng, giá tăng cao. Đây là chỉ dấu cho thấy sự bất ổn của thị trường BĐS.
Đánh giá về thị trường BĐS hiện nay, TS. Lê Xuân Nghĩa, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Phát triển kinh doanh, cho biết căn cứ theo tiêu chí đánh giá bong bóng BĐS của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), cứ 37 năm thu nhập bình quân của 1 người bình thường mới mua nổi 1 căn nhà là báo động của “bong bóng” thị trường. Việt Nam trước đây mới tính có 35 năm, nhưng nay đang xấp xỉ 37 năm. Quỹ đất ngày càng khó khăn, tín dụng trái phiếu cũng tương tự, nên nguồn cung hạn hẹp trong khi cầu tiếp tục tăng, rất có khả năng thị trường BĐS sẽ xuất hiện “bong bóng” vào năm 2023, nếu Chính phủ không có những chính sách kịp thời để điều chỉnh.