1 Giới thiệu thông tin chung:
Tên Quỹ
|
Quỹ đầu tư Chứng khoán Việt Nam
|
Loại hình quỹ |
Quỹ công chúng dạng mở |
Tên viết tắt |
Quỹ đầu tư VFMVF1 |
Giá trị đăng ký mua tối thiểu |
10.000.000 (mười triệu) đồng |
Thời hạn hoạt động |
Không thời hạn |
Ngày chuyển đổi thành quỹ mở |
07/10/2013 |
Ngân hàng giám sát |
Ngân hàng Standard Chartered |
Công ty kiểm toán |
Công ty PricewaterhouseCoopers (PWC) |
Chính sách cổ tức |
Để hạn chế tối đa chi phí phát sinh, quỹ VFMVF1 sẽ không phân phối lợi nhuận. Toàn bộ lợi nhuận của Quỹ phát sinh trong quá trình hoạt động sẽ được tích lũy làm gia tăng giá trị tài sản ròng của Quỹ. |
Phí |
- Phí quản lý: 1.95%/ NAV/ năm, * Để biết rõ thêm chi tiết, xin vui lòng tham khảo Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ. |
Phương thức đăng ký mua |
Đăng ký mua CCQ tại Đại lý Phân phối |
Đại lý phân phối |
|
2. Giới thiêu Công ty quản lý quỹ VFM:
Công ty quản lý quỹ VFM được thành lập với tên gọi ban đầu là Công ty Liên doanh Quản lý Quỹ đầu tư Chứng khoán Việt Nam (VietFund Management), là công ty liên doanh đầu tiên tại Việt Nam chuyên về quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, và quản lý danh mục đầu tư, với các bên liên doanh sáng lập là Công ty Dragon Capital Management và Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank). Ngày 08/01/2009, Uỷ Ban Chứng Khoán Nhà Nước chấp thuận việc chuyển đổi loại hình của Công ty quản lý quỹ VFM từ Công ty liên doanh thành Công ty cổ phần với tên gọi mới là Công ty Cổ phần quản lý Quỹ đầu tư Việt Nam (VietFund Management).
Hiện nay, Công ty quản lý quỹ VFM đang quản lý tổng tài sản xấp xỉ 3.000 tỷ đồng (tính đến 30/09/2013) với hơn 6.000 nhà đầu tư là pháp nhân, cá nhân trong và ngoài nước thông qua các sản phẩm quỹ: Quỹ đầu tư chứng khoán Việt Nam (VF1), Quỹ đầu tư tăng trưởng Việt Nam (VF2), Quỹ đầu tư Doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam (VF4), Quỹ đầu tư Năng Động Việt Nam (VFMVFA), Quỹ đầu tư Trái phiếu Việt Nam (VFMVFB) và một số nguồn vốn ủy thác khác. Trong đó, Quỹ VFMVFA, VFMVFB, VFMVF4 và VFMVF1 là những quỹ hoạt động theo mô hình quỹ mở.
3. Mục tiêu và chiến lược đầu tư
3.1 Mục tiêu đầu tư
Mục tiêu đầu tư của Quỹ VFMVF1 dạng quỹ mở là tối ưu hóa lợi nhuận và tối thiểu hóa rủi ro cho nhà đầu tư thông qua một danh mục đầu tư cân bằng và đa dạng hóa, bao gồm các loại chứng khoán vốn, trái phiếu chuyển đổi, chứng khoán nợ trên thị trường Việt Nam.
3.2 Chiến lược đầu tư
Chiến lược đầu tư của Quỹ VFMVF1 dạng Quỹ mở là đầu tư năng động vào các loại chứng khoán vốn của các công ty hoạt động trên thị trường chứng khoán Việt Nam, trái phiếu chuyển đổi cùng với các loại chứng khoán nợ (bao gồm, nhưng không giới hạn, trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, trái phiếu chính quyền địa phương, trái phiếu của các tổ chức phát hành hoạt động theo pháp luật Việt Nam…), giấy tờ có giá và các công cụ thị trường tiền tệ. Theo phân loại trong danh mục này, trái phiếu chuyển đổi sẽ là một phần trong danh mục chứng khoán nợ. Trong điều kiện bình thường, Quỹ sẽ duy trì mục tiêu phân bổ đầu tư bao gồm khoảng 20% giá trị tài sản ròng của quỹ vào chứng khoán nợ và tiền, và khoảng 80% vào chứng khoán vốn, ưu tiên đầu tư vào cổ phiếu các công ty có vốn hoá lớn và vừa có tiềm năng tăng trưởng cao. Trong một số trường hợp, khi điều kiện vĩ mô và tình hình thị trường thay đổi, Quỹ VFMVF1 có thể thay đổi tỷ lệ phân bổ tài sản giữa cổ phiếu và trái phiếu ở mức +/-10% giá trị tài sản ròng so với tỷ trọng mục tiêu nhằm nắm bắt tốt nhất cơ hội tăng trưởng hoặc giảm thiểu rủi ro cho danh mục đầu tư.
1. Cơ cấu đầu tư:
Quỹ VFMVF1 sẽ phân bổ vào các loại tài sản như sau:
a) Tiền gửi tại các ngân hàng thương mại theo quy định của pháp luật về ngân hàng;
b) Công cụ thị trường tiền tệ, ngoại tệ, giấy tờ có giá, công cụ chuyển nhượng theo quy định của pháp luật về ngân hàng;
c) Trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, trái phiếu chính quyền địa phương, kể cả các giao dịch mua bán lại (repo) trái phiếu Chính phủ theo quy định của Bộ Tài chính;
d) Cổ phiếu niêm yết, đăng ký giao dịch, trái phiếu niêm yết của các tổ chức phát hành hoạt động theo pháp luật Việt Nam;
e) Cổ phiếu hoặc trái phiếu, chuẩn bị niêm yết trong vòng 12 tháng, đăng ký giao dịch phát hành bởi các tổ chức phát hành hoạt động theo pháp luật Việt Nam;
f) Chứng khoán phái sinh niêm yết, giao dịch tại các Sở Giao dịch Chứng khoán, và chỉ nhằm mục tiêu phòng ngừa rủi ro;
g) Các tài sản phát sinh do việc thực hiện quyền đi kèm với chứng khoán trong danh mục của quỹ;
h) Các loại tài sản tài chính khác theo quy định của pháp luật và được Đại hội nhà đầu tư chấp thuận bằngvăn bản.
2. Lĩnh vực đầu tư:
Với chiến lược đầu tư như đã đề cập ở trên, cơ cấu danh mục đầu tư theo ngành nghề của Quỹ sẽ thay đổi theo thời gian dựa theo tiềm năng tăng trưởng của cổ phiếu và tùy vào mức độ thanh khoản của các cổ phiếu trên thị trường.
Dưới đây là các nhóm ngành nghề đầu tư dự kiến của Quỹ đầu tư VFMVF1. Cơ cấu tỷ trọng theo ngành nghề thay đổi phụ thuộc vào thanh khoản của thị trường và tỷ trọng các khoản đầu tư không vượt quá những hạn chế đầu tư quy định tại quy định về Hạn chế đầu tư. Các ngành nghề bao gồm:
4. Phương thức đầu tư
Nhà đầu tư Trực tiếp với công ty quản lý quỹ với phí phát hành. Lệnh mua bán luôn được Công ty Quản lý Quỹ đáp ứng theo mức giá bằng NAV.
Vị trí bạn đang tìm kiếm chưa mở?
Ứng tuyển trước và gia nhập mạng lưới nhân tài của chúng tôi.
Vị Trí Chuyên Viên Vận Hành Hệ Thống & Chuyên Viên Kiểm Thử Hệ Thống
Chuyên viên quản trị rủi ro
Bà Lê Khả Tú là một trong 13 thành viên sáng lập Tập đoàn Bảo Việt.
Với 30 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực công nghệ thông tin trong và ngoài nước, ông Bảo là một chuyên gia CNTT uy tín ở Việt Nam. Ông tham gia kiến tạo và quản trị nhiều dự án CNTT mang tầm quốc gia và có đóng góp to lớn vào sự nghiệp phát triển của Bảo Việt.
Từ năm 1994 - 2015, với vai trò lãnh đạo cao nhất của Công ty Hệ thống Thông tin Bảo Việt, ông đã đưa FPT IS trở thành mũi nhọn công nghệ của Bảo Việt và liên tục dẫn đầu thị trường tích hợp hệ thống, phát triển phần mềm tại Việt Nam.
Bà tốt nghiệp ngành Toán điều khiển, Học viện Kỹ thuật quân sự năm 1984.