Tóm tắt: |
Điểm nhấn vĩ mô
- Tỷ giá: Áp lực tỷ giá vẫn duy trì trong quý 2, từ cả đồng USD (mặt bằng lãi suất Fed cao) và nhu cầu nhập khẩu trong nước.
- Lạm phát: Áp lực đến từ những mặt hàng có tỷ trọng lớn, bao gồm Thực phẩm, Nhà ở và VLXD, Giao thông, Lương thực. Ngoài ra, phí dịch vụ của một số nhóm như Giáo dục, Y tế cũng đang giữ đà tăng so với cùng kỳ. Áp lực lạm phát còn lớn trong quý 2. Dự báo chỉ số CPI sẽ tăng quanh 4,5% trong các tháng tới.
- Chính sách tiền tệ nới lỏng đối diện thách thức trước áp lực từ tỷ giá và lạm phát. Dù vậy, với áp lực hỗ trợ kinh tế vẫn còn lớn, mặt bằng lãi suất cho vay có thể tiếp tục giảm thêm.
- Xuất khẩu đã tăng trưởng dương trở lại. Với sự hồi phục của nhập khẩu, niềm tin kinh doanh của các doanh nghiệp cùng chỉ số việc làm cải thiện, sản xuất và xuất khẩu kỳ vọng sẽ duy trì xu hướng tăng trong các tháng tới.
- Với động lực tăng trưởng chủ yếu tới từ sản xuất và xuất khẩu, trong khi tiêu dùng và đầu tư tốt hơn quý 1 nhưng vẫn thấp hơn so với các năm trước dịch Covid-19, cùng áp lực tỷ giá và lạm phát tiếp diễn, tăng trưởng GDP quý 2 dự báo đạt quanh 6%.
Thị trường chứng khoán
- Trong quý 1, dòng tiền nội giúp TTCK mở rộng đà tăng điểm bất chấp áp lực bán ròng của khối ngoại.
- Bức tranh TTCK quý 1/2024 – Thị trường tăng điểm với sự bùng nổ về thanh khoản.
- FED chậm giảm lãi suất có thể ảnh hưởng đến diễn biến TTCK trong ngắn hạn.
- Nâng hạng lên thị trường mới nổi hạng 2 của FTSE – Cơ hội với các cổ phiếu vốn hóa lớn.
- Định giá VnIndex vẫn ở mức hấp dẫn nhờ KQKD tăng trưởng mạnh trở lại trong năm 2024.
- Dự báo Vnindex hướng đến 1.300-1.350 trong năm 2024.
Dự báo LNST Q1/2024
- Nhóm ngành xuất khẩu (dệt may, gỗ & sản phẩm gỗ) có sự phục hồi tốt, đặc biệt tại thời điểm cuối Q1/2024, một phần do yếu tố nền thấp cùng kỳ, một phần đến từ triển vọng tốt hơn từ các thị trường (tỷ lệ tồn kho/doanh thu khu vực bán lẻ của Mỹ vẫn thấp hơn trước đại dịch, đà giảm tiêu dùng tại châu Âu có dấu hiệu chững lại).
- Bán lẻ, phân phối, tiêu dùng cũng có sự phục hồi khá tốt chủ yếu đến từ nền thấp Q1/2023 và một vài chỉ số vĩ mô quan trọng tiếp tục duy trì mức tốt.
- Chứng khoán dự báo cũng sẽ có KQKD ấn tượng nhờ thanh khoản thị trường tích cực trong Q1.
Bức tranh LNST cả năm 2024 – Phục hồi trên diện rộng
- Bối cảnh trong nước và thế giới còn nhiều khó khăn nhưng dự báo KQKD của các doanh nghiệp niêm yết sẽ khởi sắc trong 2024, những ngành suy giảm 2023 sẽ hồi phục mạnh ở 2024, những ngành không bị suy giảm 2023 tiếp tục duy trì đà tăng trưởng 2024.
- Động lực tăng trưởng LNST 2024 đến từ nhóm tài chính, chiếm gần 60% lợi nhuận các doanh nghiệp niêm yết, trong đó riêng ngành ngân hàng đóng góp ~55% tỷ trọng lợi nhuận.
- Đối với nhóm phi tài chính: Động lực tăng trưởng chủ yếu đến từ nền thấp 2023, nguồn việc phục hồi, cộng hưởng thêm niềm tin tiêu dùng cải thiện, doanh nghiệp tái cơ cấu để quản trị tốt hơn chi phí.
báo-cáo-chiến-lược-q22024.pdf
|