Tóm tắt: |
Điểm nhấn vĩ mô
- Tỷ giá: Fed bắt đầu chu kỳ hạ lãi suất và kỳ vọng sẽ cắt giảm thêm trong cả 2 cuộc họp cuối năm. Yếu tố này cùng nguồn cung ngoại tệ tích cực trong quý cuối năm kỳ vọng sẽ hỗ trợ cho VND tiếp tục có diễn biến ổn định. Dự báo VND sẽ giảm giá 1-2% tới cuối năm 2024.
- Lạm phát: Việc giá điện tăng trở lại trong tháng 10 sẽ phản ánh vào CPI tháng 11 và 12, khiến chỉ số CPI 2 tháng cuối năm quay trở lại trên 3% (so với 2,63% trong tháng 9). Dù vậy, với tốc độ tăng CPI đã chậm lại trong các tháng gần đây, dự báo lạm phát cả năm 2024 sẽ chỉ ở khoảng 3,5-3,8% - thấp hơn mục tiêu 4-4,5% mà Chính phủ đặt ra.
- Lãi suất: Tốc độ tăng lãi suất huy động chậm lại trong các tháng gần đây và vẫn giữ mặt bằng thấp. Với áp lực tỷ giá và lạm phát giảm bớt, NHNN có thể tiếp tục duy trì chính sách tiền tệ mở rộng trong quý cuối năm.
- Dự báo GDP 2024: Với kỳ vọng chính sách tiền tệ tiếp tục nới lỏng và tăng trưởng tín dụng được đẩy mạnh trong quý cuối năm, tăng trưởng GDP quý 4 dự báo duy trì ở mức cao, giúp tăng trưởng GDP cả năm đạt mức 6,5-6,7%.
Thị trường chứng khoán
- VnIndex tiếp tục lỡ hẹn với mốc kháng cự 1.300 điểm trong quý 3.
- VnIndex tăng 3,4% trong quý 3, mức tăng tương đối khiêm tốn so với các thị trường khác trong khu vực. Nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn, đặc biệt là nhóm ngành Ngân hàng dẫn dắt đà tăng của thị trường.
- GTGD trung bình phiên trên cả 3 sàn đạt 18,6 nghìn tỷ đồng, giảm 26,37% so với quý trước. Số lượng tài khoản mở mới trong quý 3 là 820 nghìn tài khoản, nâng tổng số tài khoản mở mới trong năm 2024 lên 1,6 triệu tài khoản.
- Nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục bán ròng hơn 14 nghìn tỷ trong quý 3, nâng giá trị bán ròng lũy kế từ đầu tư năm lên mức hơn 66 nghìn tỷ đồng. Trong đó, dòng vốn ngoại rút ra thông qua các quỹ ETFs là gần 20 nghìn tỷ đồng, riêng quý 3 là gần 5 nghìn tỷ đồng. Áp lực bán ròng tập trung chủ yếu ở nhóm Tài chính, Nguyên vật liệu và Ngân hàng.
- BVSC duy trì dự báo Vnindex đạt 1.350 trong năm 2024.
vĩ-mô-thị-trường-q42024.pdf
|